Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger
Đặt mua Nirdicin 500mg

    Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!

    Địa điểm mua hàng

    • Cam kết thuốc chính hãng, giá tốt
    • Đổi trả hàng trong 15 ngày
    • Giao hàng toàn quốc, nhận hàng → trả tiền
    • Dược sĩ giỏi tư vấn trực tiếp

    HOẠT CHẤT

    Levofloxacin

    THÀNH PHẦN

    Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 250mg

    Dược lý và Cơ chế tác dụng:

    Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuốc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (ADN – gyrase) và/hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn.

    Levofloxacin là đồng phần L-isome của ofloxacin, nó có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 8 – 128 lần so với đồng phân D – isome và tác dụng mạnh gấp khoảng 2 lần so với ofloxacin racemic. Levofloxacin, cũng như các fluoroquinolon khác là kháng sinh phổ rông, có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Levofloxacin (cũng như sparfloxacin) có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kị khí tốt hơn so với các fluoroquinolon khác (như ciprofloxacin, enoxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin), tuy nhiên levofloxacin và sparfloxacin lại có tác dụng in vitro trên Pseudomonas aeruginosa yếu hơn so với ciprofloxacin.

    Phổ tác dụng

    Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng

    Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenza, H. parainfluenza, Klebsiella pneumonie, Legionalla pneumophila, moraxella catarralis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.

    Vi khuẩn khác: Chlamydia pneumoniae, Mycopasma pneumoniae.

    Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin (meti-S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae.

    Vi khuẩn kỵ khí: Flusobacterium, peptostreptococcus, propionibacterium.

    Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro.

    Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Enterococcus faecalis, Vi khuẩn kị khí: Bacteroid fragilis,prevotelle.Vi khuẩn ưa khí Gram dương:  Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti – R,Kháng chéo: In vitro, có kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác. Do cơ chế tác dụng, thường không có kháng chéo giữa levofloxacin và các họ kháng sinh khác.

    Dược động học

    Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau 1 – 2 giờ, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%. Các thông số dược động học của levofloxacin sau khi dùng đường tĩnh mạch và đường uống với liều tương đương là gần như nhau, do đó có thể sử dụng hai đường này thay thế cho nhau.

    Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể, tuy nhiên thuốc khó thấm vào dịch não tủy. Tỷ lệ gắn protein là 30 – 40%. Levofloxacin rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng còn nguyên hoạt tính, chỉ dưới 5% liều điều trị được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng chuyển hóa desmethyl và N-oxid, các chất chuyển hóa này có rất ít hoạt tính sinh học. Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6 – 8 giờ, và kéo dài ở người bệnh suy thận.

    CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH

    Chỉ định:

    Levofloxacin được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây:
    – Viêm xoang cấp.
    – Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.
    – Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
    – Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
    – Viêm tuyến tiền liệt.
    – Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.
    – Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.

    CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

    Liều lượng và đường dùng: tùy từng loại và độ nặng nhiễm khuẩn và độ nhạy của tác nhân gây bệnh được nghi ngờ. Trong trường hợp cần phải điều trị bước đầu bằng đường tĩnh mạch với dung dịch tiêm truyền levofloxacin (bệnh nhân không thích hợp với đường uống), sau vài ngày có thể chuyển từ đường tĩnh mạch lúc đầu sang dùng đường uống với cùng liều lượng, tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
    Liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng trên người lớn có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinin > 50 ml/phút):
    – Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang cấp: uống 500 mg mỗi ngày một lần trong 10 đến 14 ngày.
    – Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: uống 250 – 500 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày.
    – Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống hoặc truyền tĩnh mạch 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày.

    – Viêm tuyến tiền liệt

    • 500mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch.
    • Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.

    – Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận-bể thận:

    • Có biến chứng: uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nên xem xét tăng liều dùng bằng đường tĩnh mạch.
    • Không có biến chứng: Uống 250mg, 1 lần/ngày trong 3 ngày.
    • Viêm thận – bể thận cấp: 250mg. 1 lần/ngày trong 10 ngày.

    – Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da:

    • Có biến chứng: 750mg, 1 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
    • Không có biến chứng: 500mg, 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày.

    – Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500mg, dùng trong 8 tuần.
    – Điều trị bệnh than: truyền tĩnh mạch, sau đó uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuần.

    .Liều dùng trên bệnh nhân người lớn bị suy thận (thanh thải creatinine ≤ 50 ml/phút): Tùy độ nặng của nhiễm khuẩn
    Những đối tượng đặc biệt: Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy chức năng gan.Không cần chỉnh liều trên bệnh nhân cao tuổi. Tuy vậy, cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi, và chỉ cần điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

    Độ thanh thải creatinin

    (ml/phút)

    Liều ban đầu Liều duy trì
    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận – bể thận cấp
    ≥ 20 250 mg 250mg mỗi 24 giờ
    10 – 19 250mg 250 mg mỗi 48 giờ
    Các chỉ định khác
    50 – 80 Không cần hiệu chỉnh liều
    20 – 49 500mg 250mg mỗi 24 giờ
    10 – 19 500mg 125mg mỗi 24 giờ
    Thẩm tách máu 500mg 125mg mỗi 24 giờ
    Thâm phân phúc mạc liên tục 500mg 125mg mỗi 24 giờ

    – Liều dùng cho người bệnh suy gan: vì phần lớn levofloxacin được đào thải ra nước tiểu dưới dạng không đổi, không cần thiết phải hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan.

    Cách dùng: 

    – Dùng đường uống: Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thể uống trong hoặc xa bữa ăn).
    Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
    – Thuốc viên Levofloxacin cần được nuốt trọn, không nghiền nát, với một lượng nước vừa đủ. Thuốc có thể bẻ theo đường khía để phân liều. Thuốc có thể uống trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.
    – Dung dịch Levofloxacin chỉ dùng để truyền tĩnh mạch chậm mỗi ngày một hoặc hai lần. Thời gian tiêm truyền ít nhất phải là 30 phút đối với chai dung dịch levofloxacin 250mg, và 60 phút đối với chai 500mg.

    QUÁ LIỀU

    Theo các nghiên cứu về độc tính trên động vật, các dấu hiệu quan trọng nhất có thể thấy sau khi quá liều levofloxacin cấp tính là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, ù tai, rối loạn tri giác và co giật kiểu động kinh. Nếu xảy ra quá liều có ý nghĩa, nên điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu, bao gồm thẩm phân màng bụng và CAPD (thẩm phân màng bụng liên tục lưu động), không có hiệu quả thải trừ levofloxacin khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.Nếu uống quá liều, có thể xảy ra các phản ứng tiêu hóa như buồn nôn và ăn mòn niêm mạc. Nên rửa ruột và dùng thuốc kháng-acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    Levofloxacin bị chống chỉ định:
    – Trên bệnh nhân tăng mẫn cảm (dị ứng) với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
    – Trên bệnh nhân động kinh.
    – Trên bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
    – Trên trẻ em hoặc thiếu niên.
    – Trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

    THẬN TRỌNG

    – Trên bệnh nhân có bẩm chất co giật, ví dụ trong trường hợp dùng chung nhiều thuốc (xem Tương tác thuốc), và cũng như các quinolone khác, phải hết sức thận trọng khi dùng levofloxacin.
    – Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng và/hoặc có máu, trong và sau khi điều trị levofloxacin, có thể là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu nghi viêm đại tràng giả mạc, phải lập tức ngưng dùng levofloxacin.
    – Viêm gân, hạn hữu được nhận thấy với quinolone, đôi khi có thể dẫn đến đứt gân, đặc biệt là gân gót (gân Achilles). Tác dụng không mong muốn này xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị và có thể xảy ra cả hai bên. Bệnh nhân lớn tuổi dễ bị viêm gân hơn. Nguy cơ đứt gân có thể gia tăng khi dùng chung với corticosteroid. Nếu nghi viêm gân, phải lập tức ngưng điều trị levofloxacin và phải để cho gân đang tổn thương được nghỉ ngơi.
    – Trên bệnh nhân suy thận, phải điều chỉnh liều levofloxacin vì levofloxacin được bài tiết chủ yếu qua thận.
    – Tuy nhạy cảm với ánh sáng rất hiếm gặp với levofloxacin, nhưng bệnh nhân không nên phơi nhiễm một cách không cần thiết với ánh nắng chói hoặc tia cực tím nhân tạo.
    – Cũng như các kháng sinh khác, sử dụng levofloxacin, nhất là dùng kéo dài, có thể làm cho các vi sinh vật kháng thuốc phát triển. Cần thiết phải đánh giá tình trạng bệnh nhân lặp lại nhiều lần. Nếu xảy ra bội nhiễm trong khi điều trị, nên áp dụng các biện pháp thích hợp.
    – Bệnh nhân bị thiếu hoạt tính enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase tiềm ẩn hoặc thật sự dễ gặp phản ứng tan huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolone. Cần xét đến khả năng này khi dùng levofloxacin.
    Lái xe và vận hành máy: Levofloxacin có thể gây những tác dụng không mong muốn như ù tai, chóng mặt, buồn ngủ và rối loạn thị giác, có thể trở thành một nguy cơ trong những trường hợp như lái xe hoặc vận hành máy.

    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

    Tần suất các tác dụng không mong muốn: thường gặp: (>1/100 và <1/10), ít gặp (>1/1000 và <1/100), hiếm gặp (>1/10.000 và <1/1.000), rất hiếm (<1/10.000), bao gồm những báo cáo riêng lẻ.
    Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra khi dùng Levofloxacin:
    Hệ tiêu hóa:
    Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy. Ít gặp: Chán ăn, ói mửa, khó tiêu (nặng bụng), đau bụng. Hiếm gặp: Tiêu chảy có máu mà trong một số trường hợp rất hiếm có thể là viêm ruột-đại tràng, kể cả viêm đại tràng giả mạc (viêm ruột kết nặng). Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết (giảm lượng đường trong máu) nhất là trên bệnh nhân tiểu đường.
    Phản ứng ngoài da và dị ứng: Ít gặp: Nổi mẩn, ngứa; Hiếm gặp: Nổi mề đay, co thắt phế quản/khó thở; Rất hiếm: Phù Quincke (phù mặt, lưỡi, họng hoặc thanh quản), hạ huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây chết đột ngột), nhạy cảm ánh sáng; Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc), hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell, tức các phản ứng nổi bọng nước trên da) và viêm đỏ da đa dạng xuất tiết (nổi mẩn viêm đỏ và có bọng nước). Các phản ứng da-niêm và phản ứng phản vệ/giống phản vệ đôi khi có thể xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên.
    Hệ thần kinh:
    Ít gặp: Nhức đầu, ù tai/chóng mặt, buồn ngủ và mất ngủ; Hiếm gặp: Trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần (kèm ảo giác), dị cảm (cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát), run, kích động, lú lẫn, co giật; Rất hiếm: Nhược cảm (giảm nhạy cảm với kích thích hoặc giảm cảm giác), rối loạn thị giác và thính giác, rối loạn vị giác và khứu giác.
    Hệ tim mạch: Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp; Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ/giống phản vệ.Cơ và xương: Hiếm gặp: Ðau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ kể cả viêm gân (ví dụ gân Achilles); Rất hiếm: Ðứt gân, yếu cơ có thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng (một loại bệnh cơ tiến triển mạn tính); Một số trường hợp cá biệt bị tiêu cơ vân.
    -Gan và thận:
    Thường gặp: Tăng các enzym gan (các transaminase ALAT và ASAT); Ít gặp: Tăng bilirubin và creatinin hyết thanh
    Rất hiếm: Viêm gan và suy thận cấp.
    -Máu:
    Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu; Hiếm gặp: Giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu; Rất hiếm: Mất bạch cầu hạt; Một số trường hợp cá biệt bị thiếu máu tan huyết (số lượng hồng cầu giảm rõ rệt) và thiếu máu toàn dòng (giảm đáng kể số lượng tất cả các loại tế bào máu).
    Các tác dụng phụ khác:
    Ít gặp: Suy nhược, nhiễm nấm và tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc khác; Rất hiếm: Viêm phổi dị ứng, sốt. Các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp liên quan với nhóm fluoroquinolone: Rất hiếm: Triệu chứng ngoài tháp và các rối loạn khác về phối hợp cơ, viêm mạch máu dị ứng và các đợt rối loạn chuyển hóa porphyrin trên bệnh nhân bị loại bệnh chuyển hóa này.Chỉ xảy ra với dung dịch tiêm truyền: Thường gặp: Ðau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch.

    TƯƠNG TÁC

    Thuốc viên:
    Không có sự tương tác có ý nghĩa với thức ăn. Hai giờ trước hoặc sau khi uống levofloxacin, không nên uống những chế phẩm có chứa các cation hóa trị hai hoặc hóa trị ba như các muối sắt hoặc thuốc kháng-acid chứa magnesi hay nhôm, vì có thể làm giảm hấp thu. Sinh khả dụng của levofloxacin giảm có ý nghĩa khi thuốc được dùng chung với sucralfate, vì thế chỉ nên uống sucralfate 2 giờ sau khi uống levofloxacin.
    Thuốc và dung dịch tiêm truyền:
    Trong một nghiên cứu lâm sàng, không thấy các tương tác dược động học của levofloxacin với theophyllin. Tuy vậy, ngưỡng co giật ở não có thể giảm đáng kể khi dùng chung quinolone với theophyllin, fenbufen hoặc các thuốc kháng viêm không-steroid tương tự hoặc các thuốc khác có tác dụng hạ thấp ngưỡng co giật.
    Nên thận trọng khi dùng chung levofloxacin với những thuốc ảnh hưởng sự bài tiết ở ống thận như probenecid và cimetidine, đặc biệt là trên bệnh nhân suy thận.Tăng thời gian đông máu (PT/INR) và/hoặc chảy máu, có thể trầm trọng, đã được báo cáo trên bệnh nhân được điều trị levofloxacin phối hợp với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ warfarin). Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm đông máu trên bệnh nhân được điều trị thuốc đối kháng vitamin K.

    QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

    Hộp 1 vỉ x 10 viên

    BẢO QUẢN

    Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ không quá 30 độ C

    HẠN SỬ DỤNG

    48 tháng kể từ ngày sản xuất

    NHÀ SẢN XUẤT

    Công ty sản xuất: Pharmathen S.A – Greece (Hy Lạp)
    Công ty phân phối: Công ty cổ phần BT Việt Nam

    ban thuoc nirdicin 500mggia thuoc nirdicin 500mgmua thuoc nirdicin 500mg o dau, Thuốc nirdicin 500mg, thuoc nirdicin 500mggiá thuốc nirdicin 500mg bao nhiêunirdicin 500mg có tốt không, giá nirdicin 500mgnirdicin 500mg mua ở đâunirdicin 500mg giá bao nhiêu, nirdicin 500mg bán ở đâu, cách dùng nirdicin 500mg, nirdicin 500mg có tác dụng gì, nirdicin 500mg, nirdicin 500mg giá bao nhiêu, giá thuốc nirdicin 500mg, tác dụng phụ nirdicin 500mg, tac dung khong mong muon cua thuoc nirdicin 500mg, tac dung phu cua thuoc nirdicin 500mgThuốc Nirdicin 500mg là gì, Tác dụng của thuốc Nirdicin 500mg là gì, Liều dùng thuốc Nirdicin 500mg cho người lớn như thế nào, Liều dùng thuốc Nirdicin 500mg cho trẻ em như thế nào, Nên dùng thuốc Nirdicin 500mg như thế nào, Tác dụng phụ khi dùng thuốc Nirdicin 500mg, Lưu ý trước khi dùng thuốc Nirdicin 500mg, Lưu ý dùng thuốc Nirdicin 500mg khi đang mang thai, Lưu ý dùng thuốc Nirdicin 500mg khi cho con bú, Lưu ý dùng thuốc Nirdicin 500mg cho người cao tuổi, Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng thuốc Nirdicin 500mg, Thuốc Nirdicin 500mg có thể tương tác với những thuốc nào, Thuốc Nirdicin 500mg có thể tương tác với thực phẩm, Tham khảo giá thuốc Nirdicin 500mg, Nơi bán thuốc Nirdicin 500mg, Thuốc Nirdicin 500mg bán ở đâu, Hình ảnh thuốc Nirdicin 500mg

    error: Content is protected !!

    Chúng tôi Thiết kế website du lịch , Thiết kế website khách sạnThiết kế website nội thất, kiến trúc