HOẠT CHẤT
Glucose
THÀNH PHẦN
Glucose: 500ml
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH
Thiếu hụt carbohydrat và dịch.
Mất nước do ỉa chảy cấp.
Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
Làm test dung nạp glucose (uống).
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.
Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước; có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi. Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng). Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3 ml/phút). Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ (truyền riêng rẽ hoặc cùng nhau bằng hỗn hợp 3 trong 1 chứa trong cùng một chai).
Ðể làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.
Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Bệnh đái đường (trừ trường hợp bị giảm glucose-máu)
•Không dung nạp Glucose
•Tình trạng mất nước nhược trương nếu lượng chất điện giải bị thiếu hụt không được bù đắp.
•Tình trạng thừa nước
•Tình trạng giảm Kali –máu
•Nhiễm toan
THẬN TRỌNG
– Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
– Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
– Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
– Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.
– Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Thường gặp
Ðau tại chỗ tiêm.
Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
It gặp
Rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).
Hiếm gặp
Phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).
Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).
TƯƠNG TÁC THUỐC
Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Chai 500ml
NHÀ SẢN XUẤT
Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) – VIỆT NAM