HOẠT CHẤT
Calcium Polystyrene sulfonate
THÀNH PHẦN
Trong mỗi gói thuốc Kalimate có chứa thành phần chính là:
Calcium Polystyrene sulfonate hàm lượng 5g.
Dược lực học:
Sau khi dùng đường uống hoặc đường trực tràng, ion calci của calci polystyren sulfonat sẽ được trao đổi với ion kali trong ruột, đặc biệt là trong ruột kết, sau đó thuốc được thải trừ ở dạng nhựa polystyren sulfonat không đổi trong phân.
Tiếp đó, kali trong đường tiêu hóa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Calci polystyren sulfonat chế phẩm đã làm khô có chứa 7,0 – 9,0 calci, 1 gam chế phẩm trao đổi được 53 – 71mg (1,36 – 1,82mEq/g) kali in vitro (dung dịch KCl).
Khi sử dụng calci polystyren sulfonat 15 – 30g/ngày cho bệnh nhân suy thận (người lớn), nồng độ kali máu giảm khoảng 1mEq/L.
Không giống như nhựa natri, calci polystyren sulfonat không làm tăng natri và phosphat máu và không làm giảm calci máu.
Do calci polystyren sulfonat là nhựa calci, có thể sử dụng cho bệnh nhân bị giới hạn lượng natri nạp vào cơ thể. Ngoài ra không có nguy cơ phù, tăng huyết áp hoặc suy tim do natri gây ra.
Dược động học:
Chế phẩm nói chung không được hấp thu. Tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy những tiểu phân nhỏ hơn 5 μm có thể được hấp thu qua niêm mạc và tích tụ ở hệ thống lưới nội mô.
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH
Chỉ định:
- Thuốc Kalimate 5g được chỉ định dùng trong các trường hợp tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Cách dùng:
- Thuốc Kalimate 5g dùng đường uống hoặc đường trực tràng.
Liều dùng:
Người lớn, bao gồm cả người già
Theo đường uống:
- Liều thông thường là 15 g chia ba hoặc bốn lần một ngày.
- Sử dụng bằng cách pha với một lượng nước nhỏ hoặc xi-rô (nhưng không phải loại nước ép trái cây có chứa kali, ví dụ nước bí), theo tỷ lệ 3 đến 4 ml mỗi gam.
Theo đường trực tràng:
- Thường dùng cho các bệnh nhân bị nôn mửa hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa trên, bao gồm cả trường hợp liệt ruột hoặc nó có thể được sử dụng đồng thời với đường uống để đạt kết quả nhanh hơn.
Liều đơn 30 g pha với 150 ml nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%, dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ.
Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gối hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối-ngực (knee-chest position). Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần loại bỏ thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.
Trẻ em
Theo đường uống:
- Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần, trong trường hợp tăng kali máu cấp tính.
- Liều dùng có thể được giảm đến 0,5g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần để điều trị duy trì.
Theo đường trực tràng:
- Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần, trong trường hợp tăng kali máu cấp tính.
- Liều dùng có thể được giảm đến 0,5g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần để điều trị duy trì.
Pha thuốc với tỷ lệ như ở người lớn (1 g thuốc trong 5 mL nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%), dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gói hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối – ngực (knee-chest position).
Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần loại bỏ thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
QUÁ LIỀU – QUÊN LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Quá liều:
- Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của hạ kali máu nặng dần, bao gồm kích thích, lú lẫn, chậm tư duy, yếu cơ, tăng phản xạ và cuối cùng là liệt cơ. Có thể dẫn đến hậu quả trầm trọng là ngưng thở. Biểu hiện hạ kali máu hoặc tăng calci máu trên điện tâm đồ, có thể loạn nhịp tim.
- Xử trí: Dùng các biện pháp thích hợp để cân bằng điện giải (kali, calci). Loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc xổ hoặc thuốc thụt.
Quên liều:
- Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thuốc Kalimate 5g chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có nồng độ kali trong huyết tương dưới 5 mmol/lít.
- Các trường hợp liên quan đến tăng calci huyết (ví dụ cường cận giáp, đa u tuỷ, bệnh sarcoidosis hoặc ung thư di căn).
- Tiền sử quá mẫn với các loại nhựa polystyren sulfonat.
- Bệnh đường ruột tắc nghẽn.
- Không nên dùng thuốc theo đường uống cho trẻ sơ sinh và chống chỉ định ở trẻ sơ sinh giảm nhu động ruột (sau khi mổ hoặc do thuốc).
THẬN TRỌNG
Cần thận trọng khi sử dụng Kalimate 5g trên những bệnh nhân sau:
- Nghi ngờ bị táo bón (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).
- Hẹp đường tiêu hóa (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).
- Loét đường tiêu hóa (do có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng).
- Cường giáp (nồng độ calci trong máu có thể tăng do sự trao đổi ion).
- Đa u tủy (nồng độ calci trong máu có thể tăng do sự trao đổi ion).
Thận trọng đặc biệt:
- Có thể có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra ví dụ táo bón nặng, đau bụng kéo dài, nôn … nên ngừng thuốc và có những liệu pháp xử trí thích hợp.
- Bệnh nhân cần được hướng dẫn theo dõi phân và thông báo cho bác sĩ nếu táo bón kèm theo các triệu chứng rõ rệt như đau bụng, căng tức bụng, nôn v.v…
- Cần theo dõi nồng độ kali và calci máu thường xuyên khi dùng thuốc để tránh quá liều.
Nếu có bất thường nào xảy ra, cần áp dụng các biện pháp thích hợp như giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Thận trọng lúc dùng:
Đường uống:
- Để tránh tích lũy thuốc trong đường tiêu hóa khi uống, phải theo dõi tránh bị táo bón.
Đường trực tràng:
- Dùng kèm calci polystyren sulfonat với sorbitol đường trực tràng có thể gây hoại tử ruột, ruột kết.
- Để tránh giữ thuốc trong trực tràng, phải đảm bảo thuốc được thải trừ. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.
- Ở bệnh nhân cao tuổi: Sử dụng thuốc với liều lớn có thể gây táo bón hoặc phân đóng khối.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
- Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng calci polystyren sulfonat cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
- Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng calci polystyren sulfonat ở phụ nữ cho con bú.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
Khi sử dụng thuốc Kalimate 5g, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Liên quan đến tác dụng dược lý, sử dụng thuốc có thể dẫn đến hạ kali máu và tăng calci máu, và các biểu hiện lâm sàng liên quan.
- Các trường hợp giảm magnesi huyết đã được báo cáo.
- Tăng calci huyết đã được báo cáo ở những bệnh nhân chạy thận sử dụng calci polystyren sulfonat, và đôi khi ở những bệnh nhân bị suy thận mãn tính. Nhiều bệnh nhân suy thận mãn tính có calci huyết thấp và phosphat huyết cao, nhưng một số người không thể được kiểm tra trước, cho thấy sự tăng đột ngột nồng độ calci huyết ở mức cao sau khi điều trị bằng calci polystyren sulfonat. Các nguy cơ nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát sinh hóa đầy đủ.
Rối loạn tiêu hóa:
- Dạ dày khó chịu, chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón và đôi khi tiêu chảy có thể xảy ra. Phân đóng khối sau khi dùng theo đường trực tràng, đặc biệt là ở trẻ em và dị vật dạ dày sau khi uống đã được báo cáo. Hẹp đường tiêu hóa và tắc ruột cũng đã được báo cáo, có thể do bệnh lý hoặc do pha loãng không đúng cách.
- Thiếu máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, viêm loét dạ dày – ruột hoặc hoại tử, có thể dẫn đến thủng ruột đã được báo cáo, một số trường hợp gây tử vong. Đa số các trường hợp đã được báo cáo với liên quan đến việc sử dụng thuốc đồng thời với sorbitol.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất:
- Một số trường hợp viêm phế quản cấp tính và/hoặc viêm phế quản – phổi do hít phải các hạt calci polystyren sulfonat đã được mô tả.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
TƯƠNG TÁC
- Các chế phẩm digitalis (digoxin): Có thể tăng độc tính của digitalis trên tim do tác dụng hạ kali máu của calci polystyren sulfonat.
- Các thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng có chứa nhôm, magnesi và calci (nhôm hydroxyd dạng gel khan, magnesi hydroxyd, calci carbonat…): Hiệu quả trao đổi cation của calci polystyren sulfonat có thể bị giảm, dùng kèm calci polystyren sulfonat với các thuốc trên có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa do ức chế thải trừ bicarbonat ở ruột.
- Lithi: Có thể giảm sự hấp thu lithi.
- Levothyroxin: Có thể làm giảm hấp thu của levothyroxin.
- Các tác nhân cho cation: Có thể làm giảm hiệu lực trao đổi kali của calci polystyren sulfonat.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
- Hộp 30 gói
BẢO QUẢN
- Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ không quá 30°C
HẠN SỬ DỤNG
- Kể từ ngày sản xuất. Thời hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp.
NHÀ SẢN XUẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 – Việt Nam
Số đăng ký: VD-28402-17
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để biết thêm thông tin về liều lượng cũng như cách sử dụng xin vui lòng tham vấn ý kiến bác sĩ.
Đối với những thuốc phải mua theo đơn đề nghị khách hàng có đơn thuốc.
Thuốc bột Kalimate trị tăng kali trong máu do suy thận
Thuốc bột Kalimate trị tăng kali trong máu do suy thận
Thuốc bột Kalimate trị tăng kali trong máu do suy thận
Thuốc bột Kalimate trị tăng kali trong máu do suy thận
=>Tham khảo sản phẩm có thành phần tương tự