Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger
Đặt mua Auroliza 30

    Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!

    Auroliza 30

    Giá : Liên hệ đ

    Liên hệ 

    Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

    Địa điểm mua hàng

    • Cam kết thuốc chính hãng, giá tốt
    • Đổi trả hàng trong 15 ngày
    • Giao hàng toàn quốc, nhận hàng → trả tiền
    • Dược sĩ giỏi tư vấn trực tiếp

    HOẠT CHẤT

    Lisinopril

    THÀNH PHẦN

    Mỗi viên nén không bao chứa:
    Lisinopril khan ……………………. 30mg.
    Tá dược: Canxi hydrophosphate, tinh bột ngô, oxid sắt, mannitol, tinh bột tiền gelatin hóa, magie stearat vđ 1 viên.

    Dược lực học:
    Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và là một dẫn chất lysin có cấu trúc tương tự enalapril với tác dụng kéo dài. Enzym chuyển angiotensin là enzym nội sinh có vai trò chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin I tăng trong một số bệnh như suy tim và bệnh thận, do đáp ứng với tăng renin. Angiotensin II có tác dụng kích thích tăng trưởng cơ tim, gây tim to (phì đại cơ tim), và tác dụng co mạch, gây tăng huyết áp. Thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosteron do đó làm giảm ứ natri và nước, làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi ở cả đại tuần hoàn và tuần hoàn phổi. Ngoài ra, thuốc còn ảnh hưởng tới hệ kallikrein – kinin, làm giảm sự phân hủy của bradykinin, dẫn đến tăng nồng độ bradykinin, đây chính là nguyên nhân gây một số tác dụng không mong muốn như phù mạch và ho kéo dài của các thuốc ức chế enzym chuyển.

    Trong cao huyết áp: Thuốc ức chế enzym chuyển thường làm giảm huyết áp trừ khi tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát. Khi mới điều trị, sự thay đổi huyết áp liên quan chặt chẽ với hoạt tính renin huyết tương và nồng độ angiotensin II trong huyết tương trước khi điều trị. Tuy nhiên sau vài tuần điều trị, phần lớn người bệnh thấy giảm huyết áp khá mạnh và tác dụng giảm huyết áp lúc đó ít hoặc không liên quan đến hoạt tính renin huyết tương trước khi điều trị. Các thuốc ức chế enzym chuyển là thuốc hạ huyết áp được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng.

    Trong suy tim: Các thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm hậu gánh và giảm căng thành mạch ở thì tâm thu, làm tăng cung lượng và chỉ số tim, làm tăng sức co bóp của tim và tăng thể tích tâm thu. Làm giảm tiền gánh và giảm căng thành mạch tâm trương. Cải thiện được huyết động tốt hơn do đó tăng khả năng gắng sức và ức chế hệ thần kinh giao cảm mạnh hơn. Lưu lượng máu ở não và mạch vành vẫn duy trì tốt ngay cả khi huyết áp bị hạ. Các thuốc ức chế enzym chuyển được chỉ định dùng cho người bệnh giảm chức năng tâm thu, nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của suy tim, giảm tỉ lệ đột tử và nhồi máu cơ tim, giảm tỉ lệ nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trừ trường hợp chống chỉ định, các thuốc ức chế enzym chuyển đều được dùng cho mọi người bệnh suy chức năng thất trái, có hay không có những triệu chứng suy tim rõ.

    Trong nhồi máu cơ tim: Lisinopril cũng như các thuốc ức chế enzym chuyển khác là thuốc chuẩn trong điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim, được dùng trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu cơn nhồi máu. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng dự phòng nhồi máu cơ tim.

    Trong bệnh thận do đái đường: Bệnh đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp chắc chắn sẽ dẫn tới bệnh thận do đái tháo đường. Ðây là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối. Lisinopril và các thuốc ức chế enzym chuyển đã chứng tỏ làm chậm suy thận trong bệnh thận do đái tháo đường. Thuốc ức chế enzym chuyển có thể làm chậm bệnh thận mạn tiến triển, như trong đái tháo đường. Do đó, trừ khi có chống chỉ định, người bị bệnh thận do đái tháo đường (dù huyết áp bình thường hay tăng) nên được điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển.

    Dược động học:
    Lisinopril được hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của lisinopril rất khác nhau giữa các cá thể, có thể từ 6 – 60% liều dùng được hấp thu, nhưng trung bình khoảng 25%. Thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa. Bản thân lisinopril là một diacid có sẵn hoạt tính khi vào trong cơ thể không cần phải qua quá trình chuyển hóa mới có hoạt tính như một số thuốc ức chế enzym chuyển khác. Ðạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 7 giờ và duy trì tác dụng khoảng 24 giờ. Lisinopril không liên kết với protein huyết tương. Thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng không biến đổi. Nửa đời thải trừ sau khi uống nhiều liều ở người bệnh có chức năng thận bình thường là 12 giờ. Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu.

    CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH

    Công dụng:

    • Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và là một dẫn chất lysin có cấu trúc tương tự enalapril với tác dụng kéo dài. Enzym chuyển angiotensin là enzym nội sinh có vai trò chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin I tăng trong một số bệnh như suy tim và bệnh thận, do đáp ứng với tăng renin. Angiotensin II có tác dụng kích thích tăng trưởng cơ tim, gây to tim và ác dụng co mạch gây tăng huyết áp. Thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosteron do đó làm giảm ứ Na+ và nước, làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi ở cả đại tuần hoàn và tuần hoàn phổi.
    • Ngoài ra thuốc còn ảnh hưởng tới hệ kallikrein-kinin làm giảm sự phân huỷ bradykinin, dẫn đến tăng nồng độ bradykinin, đây chính là nguyên nhân chính gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn gây phù mạch và ho kéo dài của các thuốc ức chế enzym chuyển. Lisinopril làm giảm hậu gánh và giảm căng thành mạch ở thì tâm thu, làm tăng cung lượng tim và chỉ số tim, làm tăng sức co bóp của tim và tăng thể tích tâm thu. Làm giảm tiền gánh và giảm căng thành mạch tâm trương.
    • Thuốc được chỉ định dùng cho người giảm chức năng tâm thu nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của suy tim. Lisinopril là một trong những thuốc chuẩn trong điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim. Lisinopril làm chậm suy thận trong bệnh thận do đái tháo đường.

    Chỉ định:

    • Ðiều trị tăng huyết áp: Dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn alpha hoặc chẹn kênh calci…
    • Ðiều trị suy tim: Dùng kết hợp lisinopril với các glycosid tim và các thuốc lợi tiểu để điều trị suy tim sung huyết cho người bệnh đã dùng glycosid tim hoặc thuốc lợi tiểu đơn thuần mà không đỡ.
    • Nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định: Dùng phối hợp lisinopril với các thuốc làm tan huyết khối, aspirin, và/hoặc các thuốc chẹn beta để cải thiện thời gian sống ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định. Nên dùng lisinopril ngay trong vòng 24 giờ sau cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.
    • Ðiều trị bệnh thận do đái tháo đường.

    Đối tượng sử dụng:

    • Tăng huyết áp (dùng đơn trị liệu và trong phối hợp thuốc). Ðiều trị phụ trợ suy tim.

    CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

    Cách dùng:

    • Dùng theo đường uống. Uống 1 lần duy nhất vào thời gian cố định trong ngày.

    Liều dùng:

    Người lớn

    • Ðiều trị tăng huyết áp:
      • Liều khởi đầu: 5 – 10 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.
        • Bệnh nhân có hệ renin-angiotensin-andosterone hoạt động mạnh, khuyên dùng liều 2,5-5mg và cần giám sát.
      • Liều duy trì: 20 – 40 mg/ngày.  Có thể tăng lên tối đa 80mg/lần/ngày nếu sau 2-4 tuần điều trị không đạt hiệu quả.
      • Liều cho bệnh nhân suy thận:
        • Thanh thải creatinin 31-80ml/phút: 5-10mg/lần/ngày.
        • Thanh thải creatinin 10-30ml/phút: 5mg/lần/ngày.
        • Thanh thải creatinin <10ml/phút: 2,5mg/lần/ngày.
        • Sau đó điều chỉnh liều dựa vào sự dung nạp thuốc và đáp ứng huyết áp của từng người bệnh. Có thể tăng lên tối đa 40mg mỗi ngày đến khi huyết áp được kiểm soát.
    • Làm thuốc giãn mạch, điều trị suy tim sung huyết:
      • Liều khởi đầu: 2,5 – 5 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.
      • Liều duy trì: 10 – 20 mg/ngày.
    • Nhồi máu cơ tim: Dùng cùng với thuốc tan huyết khối, aspirin liều thấp và thuốc chẹn beta.
      • Liều khởi đầu: Dùng 5 mg trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng của nhồi máu cơ tim xảy ra, tiếp theo sau 24 và 48 giờ dùng liều tương ứng 5 và 10 mg.
        • Huyết áp tâm thu nhỏ hơn hoặc bằng 120mmHg dùng liều thấp 2,5mg.
        • Không được dùng thuốc nếu huyết áp tâm thu thấp hơn 100mm Hg.
      • Liều duy trì 10 mg/ngày, điều trị liên tục trong 6 tuần; nếu có suy cơ tim thì đợt điều trị kéo dài trên 6 tuần.
        • Xảy ra hạ huyết áp kéo dài phải ngừng dùng thuốc.
    • Ðiều trị suy tim, có giảm natri huyết: Nồng độ natri huyết thanh < 130 mEq/lít), hoặc độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút hoặc creatinin huyết thanh > 3 mg/decilit, liều ban đầu phải giảm xuống 2,5 mg. Sau liều đầu tiên, phải theo dõi người bệnh trong 6 – 8 giờ cho tới khi huyết áp ổn định.
    • Ðiều trị nhồi máu cơ tim và suy thận: (nồng độ creatinin huyết thanh > 2 mg/decilit), nên dùng lisinopril khởi đầu thận trọng (việc điều chỉnh liều ở người bệnh nhồi máu cơ tim và suy thận nặng chưa được lượng giá). Nếu suy thận (nồng độ creatinin huyết thanh > 3 mg/decilit) hoặc nếu nồng độ creatinin huyết thanh tăng 100% so với bình thường trong khi điều trị thì phải ngừng lisinopril. Nếu chế độ điều trị cần phải phối hợp với thuốc lợi tiểu ở người bệnh suy thận nặng thì nên dùng thuốc lợi tiểu quai như furosemid sẽ tốt hơn lợi tiểu thiazid.

    Trẻ em:

    Chưa xác định được hiệu quả và độ an toàn của thuốc.

    QUÁ LIỀU – QUÊN LIỀU VÀ XỬ TRÍ

    Quá liều:
    Biểu hiện quá liều có thể là giảm huyết áp. Cách điều trị là truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương. Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu.

    Quên liều:
    Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    • Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc và bệnh nhân có tiền sử phù mạch.
    • Phụ nữ có thai vào thai kỳ thứ 2 và thứ 3.

    THẬN TRỌNG

    • Có thể gây ra thiểu niệu và hoặc tăng nito huyết tiến triển và đôi khi gây suy thận cấp tính ở bệnh nhân bị suy tim xung huyết nặng.
    • Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
      • Không dùng thuốc khi có thai. Phải dừng điều trị ngay lập tức nếu phát hiện có thai.
      • Không có báo cáo rõ ràng thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì vậy, phải thận trọng khi sử dụng thuốc khi đang cho con bú.
    • Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
      • Tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

    • Ho: (chiếm tỉ lệ 5 – 20% người bệnh) thường gặp trong tuần đầu điều trị, kéo dài suốt thời gian điều trị, đôi khi phải ngừng điều trị. Tác dụng không mong muốn này có thể do thuốc gián tiếp gây tích lũy bradykinin, chất P và/hoặc prostaglandin ở phổi; sẽ mất trong vòng vài ngày sau khi ngừng lisinopril.
    • Phù mạch: (chiếm tỉ lệ 0,1 – 0,2% người bệnh) biểu hiện là người bệnh nhanh chóng bị sưng phồng mũi, miệng, họng, môi, thanh quản, thanh môn và phù lưỡi; tác dụng không mong muốn này thường không liên quan tới liều dùng và gần như luôn luôn xảy ra trong tuần đầu điều trị, thường là trong vài giờ đầu sau khi bắt đầu dùng thuốc. Phù mạch có thể dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp, suy hô hấp, thậm chí gây tử vong. Mặc dù cơ chế tác dụng chưa biết rõ nhưng có thể do tích luỹ bradykinin, chất P và/hoặc prostaglandin, do cảm ứng tự kháng thể đặc hiệu của mô hoặc do ức chế yếu tố bất hoạt bổ thể 1 – esterase. Khi thấy các triệu chứng phù mạch xảy ra phải ngừng lisinopril ngay lập tức, tác dụng không mong muốn này sẽ mất dần sau vài giờ. Trường hợp cấp cứu phải dùng adrenalin, thuốc kháng histamin, và/hoặc corticoid để điều trị.
    • Hạ huyết áp: Thường xảy ra khi dùng liều đầu tiên ở người bệnh có tăng hoạt tính renin huyết tương. Cần phải thận trọng về tác dụng này ở người bệnh ăn ít muối, người bệnh đang điều trị phối hợp nhiều thuốc hạ huyết áp và người bệnh bị suy tim sung huyết. ở những người bệnh này nên khởi đầu điều trị với liều rất thấp hoặc tăng ăn muối và ngừng thuốc lợi tiểu 2 – 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị.
    • Tăng kali huyết: Lisinopril gây tăng kali huyết ở người bệnh suy thận, người bệnh dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, dùng các chất bổ sung kali, dùng thuốc chẹn beta hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid.
    • Protein niệu thường xảy ra với người bệnh suy thận.
    • Ban da (rát sần, mày đay) thường mất đi khi giảm liều hoặc ngừng thuốc hoặc trường hợp nặng thì nên dùng một thuốc kháng histamin.
    • Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt thường gặp ở người bệnh suy thận hoặc bệnh colagen mạch. Giảm bạch cầu trung tính dường như liên quan đến liều dùng và có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.

    TƯƠNG TÁC

    – Cần thận trọng hơn khi dùng phối hợp với:

    • Thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolacton, triamteren, amilorid), ngoài ra với kali và các chất thay thế muối chứa kali (nguy cơ tăng kali huyết, đặc biệt trong các trường hợp suy thận, vì vậy bắt buộc phải thận trọng và kiểm tra hàm lượng kali máu và chức năng thận thường xuyên).

    – Cần thận trọng khi dùng phối hợp với:

    • Thuốc lợi tiểu: Trong trường hợp dùng thêm thuốc lợi tiểu khi đang điều trị bằng Lisinopril, thì tác dụng hạ huyết áp thường tăng. Khi dùng thêm Lisinopril cho một bệnh nhân đã điều trị thuốc lợi tiểu, thì có thể xảy ra hạ huyết áp quá mức.
    • Các thuốc chống cao huyết áp khác (tăng tác dụng).
    • Các thuốc kháng viêm không steroid, đặc biệt là với indomethacin (tác dụng chống cao huyết áp có thể giảm).
    • Lithium (sự thải trừ lithium có thể giảm, vì thế hàm lượng lithium trong huyết thanh nên được kiểm tra thường xuyên).
    • Lisinopril có thể làm tăng tác dụng của rượu.
    • Lisinopril làm giảm tác dụng mất kali của thuốc lợi tiểu.

    – Những thay đổi về số liệu xét nghiệm: Khi điều trị bằng các thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin khác, có vài trường hợp mất bạch cầu hạt, chứng này cũng có thể gặp trong khi điều trị bằng lisinopril. Sự giảm nhẹ trị số hemoglobin và hematocrit có thể xảy ra khi điều trị lâu dài.
    – Chứng tăng kali huyết, tăng hàm lượng creatinin và urê huyết có thể xảy ra, đặc biệt trong các trường hợp đã mắc bệnh thận, tiểu đường, tăng huyết áp do mạch thận. Một hội chứng ANA dương tính, tăng tốc độ lắng máu và đau khớp cũng đã được mô tả.

    QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

    Hộp 2 vỉ x 14 viên.

    BẢO QUẢN

    Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ không quá 30°C

    HẠN SỬ DỤNG

    24 tháng từ ngày sản xuất. Thời hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp.

    NHÀ SẢN XUẤT

    Aurobindo Pharma – Ấn Độ.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
    Để biết thêm thông tin xin về liều lượng cũng như cách sử dụng xin vui lòng tham vấn ý kiến bác sĩ.
    Đối với những thuốc phải mua theo đơn đề nghị khách hàng có đơn thuốc.

    ban thuoc Auroliza 30, gia thuoc Auroliza 30Auroliza 30 la thuoc giAuroliza 30 là thuốc gìmua thuoc Auroliza 30 o dau, Thuốc Auroliza 30, thuoc Auroliza 30giá thuốc Auroliza 30 bao nhiêuAuroliza 30 có tốt không, giá Auroliza 30Auroliza 30 mua ở đâuAuroliza 30 giá bao nhiêuAuroliza 30 bán ở đâu, cách dùng Auroliza 30Auroliza 30 có tác dụng gì, tac dung phu cua thuoc Auroliza 30, Auroliza 30 gia bao nhieu, tac dung phu Auroliza 30, mua thuoc Auroliza 30 o dau uy tin, cach dung Auroliza 30, cách dùng thuốc Auroliza 30, cach dung thuoc Auroliza 30, lieu dung Auroliza 30, liều dùng Auroliza 30

    error: Content is protected !!

    Chúng tôi Thiết kế website du lịch , Thiết kế website khách sạnThiết kế website nội thất, kiến trúc